Các loại chuồng heo nái đẻ phổ biến hiện nay

Chúng ta đang ngày có những quan tâm hơn về lĩnh vực chăn nuôi. Không còn việc chăn nuôi tự phát và thả rông như ngày xưa nữa. Mà giờ đây hầu hết các hộ có những hoạch định chăn nuôi rõ ràng. Thực hiện các nông trại chăn nuôi tập trung. Có các quy trình và phương pháp xử lý cụ thể. Đặc biệt đối với việc chăn nuôi heo và là heo nái đẻ thì cần phải có những chế độ nghiêm ngặt và chuồng trại bảo đảm. Vậy các loại chuồng heo nái đẻ phổ biến hiện nay có những loại nào ? Cùng theo dõi bài viết sau đây để tham khảo thêm cho trang trại của mình nhé.

Những lưu ý cần thiết khi xây chuồng heo nái đẻ

Việc xây chuồng trại chăn nuôi heo cần thực hiện theo nguyên tắc cho gia súc. Vì thế chúng cần đạt được các tiêu chí chính như sau:

  • Hướng chuồng: Để đảm bảo vật nuôi phát triển khỏe mạnh thì bà con nên chọn hướng chuồng là Đông hoặc Đông nam. Như vậy có thể hứng trọn được ánh nắng mặt trời buổi sáng. Tạo điều kiện cho quá trình chuyển hóa thành vitamin D giúp chắc xương. Đặc biệt, bà con cũng nên nhớ tuyệt đối tránh hướng ánh nắng chiều. Dễ gây hại, heo đẻ ra dễ bị mềm nhũn
  • Vị trí: Chọn nền đất cao, tránh lụt lội, ẩm ướt vào mùa mưa. Khiến heo nái dễ bị bệnh là nguyên tắc khá quan trọng trong mô hình xây chuồng chăn nuôi gia súc. Ngoài ra, bà con cũng nên lưu ý đến vị trí chuồng trại cách xa hộ dân sống, khu chung cư hoặc công cộng, hạn chế mùi hôi thối
  • Nền chuồng: Ngoài vị trí tránh ẩm ướt do nước mưa thì nền chuồng cần xây dựng thoải một chút. Như vậy sẽ đảm bảo chất thải không bị ứ đọng. Việc vệ sinh cũng trở nên dễ dàng hơn

Đối với heo nái đẻ. Đây là vật nuôi có đặc điểm sinh lý khác đặc biệt. Vì thế ngoài việc đảm bảo một số các nguyên tắc trên thì chuồng trại cho heo nái cũng phải đạt các tiêu chuẩn dưới đây:

  • Chia 3 khu vực xây chuồng cho heo nái hậu bị, heo nái chửa, heo nái đẻ nuôi con
  • Tính toán đến số lượng vật nuôi sau sinh. Để đảm bảo đủ không gian chuồng trại mà vẫn tiết kiệm chi phí nhất

Các loại chuồng heo nái đẻ phổ biến hiện nay

Làm chuồng heo nái hậu bị

Chuồng dành cho heo nái hậu bị nên có diện tích từ 1 đến 2m2/con. Đảm bảo yếu tố khô ráo, thoáng mát và chắc chắn để heo sinh trưởng toàn diện và khỏe mạnh.

Chuồng heo nái đang nuôi con và chuồng heo con tách sọa

- Diện tích chuồng cần rộng rãi để heo nái chăm sóc con tốt nhất. Cũng như đảm bảo cho cả đàn heo con sống khỏe. Diện tích chuồng heo nái đang nuôi con và chuồng heo con tách sữa rộng từ 6 đến 8m2.
- Chuồng heo nái đang nuôi con nên chia thành 3 ngăn. Ngăn giữa dành cho heo mẹ, ngăn 2 bên dành cho heo con để heo con có thể tự do qua bú sữa. Chuồng heo nái đẻ đang nuôi con cần đảm bảo về diện tích và mật độ.
chuồng heo nái đẻ

Chuồng heo nái đang chửa

Diện tích chuồng heo nái đang chửa từ 2 đến 3m2 là phù hợp. Heo có thể tự do đi lại, vận động nhẹ nhàng mà không bị chật trội, bí bách.

Hệ thống xử lý chất thải chuồng nuôi heo nái đẻ

  • Mương thoát chất thải: Nên xây dựng chắc chắn, dày dặn, chiều rộng từ 0,2 đến 0,5m.
  • Bể lắng phân: Nhà ủ và bể lắng chất thải nên thiết kế có mái che, có bao quanh và sử dụng tấm nhiệt màu đen giúp tạo nguồn nhiệt, chất thải mau hoai và giúp diệt trứng ruồi, diệt vi khuẩn gây bệnh lây lan.
  • Hầm phân hủy: Tùy vào khả năng và nhu cầu của từng hộ chăn nuôi hay trang trại chăn nuôi để thiết kế hầm phù hợp nhất. Có thể xây hầm bioga để tận dụng nguồn ga, hoặc đơn giản là xây hầm bê tông phân hủy.
Cách xây chuồng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh trưởng, sinh sản của heo. Vì vậy, bà con hãy lưu ý để có được khu chăn nuôi tối ưu nhất. Từ các thông tin trên hi vọng bà con có thể dễ dàng áp dụng cho mô hình chuồng trại heo nái của mình một cách phù hợp nhất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tấm đan bê tông giá sỉ tốt nhất thị trường

Tấm đan bê tông mua ở đâu uy tín chính hãng ?

Thiết bị chăn nuôi tại Hòa Bình uy tín giá rẻ